1. Đặt Biển Hoặc Phát Tín Hiệu Cảnh Báo
Xe bạn đang trên đường đi bất ngờ gặp sự cố, đầu tiên bạn nên bật đèn khẩn cấp. Sau đó xuống xe để tìm xem có vị trí nào thích hợp để đặt biển hoặc dụng cụ phát tín hiệu cảnh báo (những gì bạn có thể kiếm được trong xe hoặc xung quanh đó, có thể sự chú ý rõ ràng). Phía trước và phía sau xe cách tầm 50m là nơi thích hợp đặt biển báo nhằm gây sự chú ý, dễ nhận biết để cho các phương tiện đang lưu thông tránh xảy ra va chạm và không kịp xử lý bất ngờ. Điều này rất quan trọng khi xe nằm trên các đường cao tốc, đường vào ban đêm, đoạn đường khuất.
2. Nắm Được Thông Tin Cơ Bản Của Xe Ô Tô
Nếu không phải là xe của bạn, mà là bạn đi mượn hoặc thuê thì bạn sẽ khó hiểu rõ và trả lời chính xác thông tin về chiếc xe. Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị để biết trước vài thông tin cơ bản như dòng xe, đời xe, thông số kỹ thuật,… Để cho việc tìm sự hỗ trợ nhanh hơn, bạn cũng cần biết xe đang gặp vấn đề gì, thường thì trên mặt đồng hồ sau vô – lăng sẽ báo lỗi cơ bản. Bạn cần đọc đúng và chụp ảnh lại để sử dụng cho bước sau.
3. Tham Khảo Các Thợ, Gara Thân Quen
Thông thường khi xe ô tô gặp vấn đề, bạn có thể xin ý kiến của những người đang trong nghề sửa chữa xe mà bạn quen. Hãy lưu ngay số điện thoại một kỹ thuật hoặc tổng đài của Garage quen vào danh bạ của mình số điện thoại của mình ngay lúc này nếu chưa có nhé.
4. Tự Kiểm Tra Và Khắc Phục Một Số Hỏng Hóc Cơ Bản
Nếu Có Kinh Nghiệm Tự kiểm tra, sửa chữa ô tô khi có sự cố nếu có kinh nghiệm Nếu những lỗi hỏng nhỏ hoặc cơ bản bạn có thể tự sửa được thì bắt tay vào việc luôn để tiết kiệm thời gian và kinh phí. Hãy kiểm tra xem trên xe của mình đã trang bị đầy đủ phụ tùng thay thế và sửa chữa chưa?
5. Nếu Không Có Kinh Nghiệm – Đừng Cố Sửa Xe
Ngược lại với lời khuyến ở trên, nếu bạn không hiểu gì về chiếc xe hay lỗi của xe đang gặp phải, thì bạn đừng cố sửa chữa nó. Cũng không nên chủ quan làm theo sự hướng dẫn của mạng Internet nếu bạn chưa từng làm trước đó, hậu quả sẽ làm cho chiếc xe bị hỏng nặng hơn.
6. Chọn Đúng Phương Án Cứu Hộ Ô Tô
Các loại xe cứu hộ ô tô được phân ra làm 3 hạng: Nhẹ – dưới 5 tấn, trung – dưới 10 tấn và nặng – trên 10 tấn. Đồng thời, tùy vào đặc điểm của từng dòng xe ô tô, mà hình thức cứu hộ cũng được chia thành 3 loại: Xe kéo nâng, xe có sàn chở và xe có cần cẩu.
Chọn loại xe cứu hộ phù hợp Xe cứu hộ kéo nâng: dành cho xe ô tô số sàn. Xe cứu hộ có sàn chở: phù hợp cho ô tô số tự động. Với dòng xe này nếu việc hộ không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất có thể làm cháy hoặc phá hủy hộp số tự động. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng xe cứu hộ ô tô có sàn, hoặc kéo bằng cầu không chủ động. Xe cứu hộ có cần cẩu: cần thiết cho trường hợp xe ô tô bị sa lầy, hoặc bị kẹt trong các hố, mương,… thì điều động xe cứu hộ ô tô có cần cẩu và sử dụng các dây cứu hộ bằng vải được coi là phương án tối ưu, an toàn nhất.
* Lưu ý, riêng đối với các dòng ô tô cao cấp như BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Audi,… thì nhất thiết phải gọi xe cứu hộ có sàn. Vì dù xe đã tắt máy, nhưng trên thực tế, máy tính trên xe vẫn làm việc “âm thầm”, các trang thiết bị bên trong xe vẫn có thể bị kích hoạt, khả năng tác động xấu đến tình trạng vận hành của xe khi bị kéo nâng khá cao.
Hiệp Hòa Group - chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe cứu hộ, thấu hiểu các đơn vị cần gì để sản xuất và thiết kế ra chiếc xe phù hợp và hữu dụng nhất ! Liên hệ đặt mua xe: hotline 19008687